Quy định về tính pháp lý giữa con dấu tròn và con dấu vuông
Có thể thấy, trong các doanh nghiệp thường bắt gặp hai loại con dấu là con dấu tròn và con dấu vuông. Vậy quy định về tính pháp lý giữa con dấu tròn và con dấu vuông như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Con dấu tròn là gì?
Trước tháng 01/07/2015 mỗi công ty/doanh nghiệp sẽ có một con dấu tròn nhằm thể hiện tính giá trị pháp lý do công ty/doanh nghiệp đó phát hành. Con dấu tròn mang tính pháp nhân, bắt buộc phải đăng kí tại cơ quan công an và chỉ được sử dụng khi và chỉ khi được cấp giấy chứng nhận.
Từ sau tháng 01/07/2015, ngay sau khi luật doanh nhiệp 2014 có hiệu lực thì việc số lượng con dấu tròn sẽ được công ty/doanh nghiệp quyết định, từ đó một công ty/doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một con dấu tròn.
Con dấu vuông là gì?
Con dấu vuông chỉ là loại con dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo của công ty/doanh nghiệp. Từ đó công ty/doanh nghiệp sẽ đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh nhằm đăng tải thông tin của mình lên cổng thông tin quốc gia để từ đó con dấu vuông mới có giá trị pháp lý.
Quy định về con dấu tròn và con dấu vuông. Tính pháp lý của con dấu tròn và con dấu vuông như thế nào?
Một số quy định chung về con dấu tròn và con dấu vuông được trích trong Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung
Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
b) Số lượng con dấu.
c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Tóm lại, từ sau 01/07/2015 khi luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì một công ty/doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 1 con dấu tròn hoặc con dấu vuông, tuy nhiên các con dấu chỉ có giá trị pháp lý khi chúng được công ty/doanh nghiệp làm thủ tục đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh để đăng tải lên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa con dấu tròn và con dấu vuông là gì?
Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2015):
Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 58/2001 / NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu. Nếu phải bổ sung con dấu thì phải được cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu trước đó.
Con dấu công ty phải là con dấu tròn, đều, sử dụng mực đỏ. Vì vậy, chỉ có con dấu tròn mới có giá trị trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (01/07/2015):
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. Nội dung con dấu phải thể hiện các thông tin sau:
- Tên công ty;
- Mã số kinh doanh.
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty. Theo đó, Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
- Mẫu con dấu: hình thức, kích thước, nội dung, màu mực con dấu;
- Số lượng con dấu;
- Quy chế quản lý và sử dụng con dấu (ví dụ: Con dấu tròn, con dấu vuông)
Mẫu con dấu doanh nghiệp có thể là hình tròn, hình đa giác,… Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Căn cứ: Điều 12 Nghị định 96/2015 / NĐ-CP
Do đó, con dấu tròn và con dấu vuông có giá trị pháp lý như nhau khi được doanh nghiệp thông báo chọn mẫu con dấu.
Một số lưu ý khi đóng con dấu tròn và con dấu vuông
Khi khắc con dấu tròn, con dấu vuông, người thợ khắc cần lưu ý những điều sau:
1. Việc đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng hướng và đúng mẫu dấu quy định.
2. Khi đóng dấu chữ ký, phải phủ kín khoảng 1/3 chữ ký sang mặt trái.
3. Đóng dấu vào phụ lục kèm theo văn bản do người ký văn bản quyết định và đóng dấu ở trang đầu, che một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên phụ lục.
4. Khi đóng dấu giáp lai, dấu nổi trên các văn bản, tài liệu chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng Trường hoặc cơ quan quản lý ngành.
Bộ Công an quy định thống nhất mẫu con dấu tròn, con dấu vuông và việc khắc ký hiệu bằng con dấu hoặc chữ nước ngoài. Cấp giấy phép khắc dấu, lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Khi nào thì thay đổi con dấu doanh nghiệp?
Con dấu doanh nghiệp được thay đổi khi: Thay đổi tên công ty/doanh nghiệp, mã số thuế công ty/doanh nghiệp, méo mó, hư hỏng, một số hình dạng con dấu khác, địa chỉ công ty/doanh nghiệp.
Nếu bạn cần thay đổi con dấu do đổi tên công ty/doanh nghiệp, thay đổi hồ sơ, mã số thuế,…hoặc đăng tải lên cổng thông tin quốc gia hãy gọi ngay cho Luật Hùng Phát để được chuyên viên tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí
Lời kết
Như vậy, con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hay con dấu vuông đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp thông báo mẫu con dấu với Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Do đó, con dấu tròn và con dấu vuông có giá trị pháp lý ngang nhau khi được doanh nghiệp thông báo về mẫu con dấu.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT HÙNG PHÁT
Hotline: 0898 300 247 – 0898 311 247 – 0869 666 247
Email: hungphat247@gmail.com – tuvan@luathungphat.vn
Website: https://luathungphat.vn
Xem thêm:
Dịch vụ thành lập công ty
Dịch vụ kế toán trọn gói
Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
Luật Hùng Phát
Insuring A Better World Fund pays for everything. Unlock the huge charitable value of unneeded life insurance with no administrative or premium costs.
Đánh giá
Bình luận
Những trường có dấu * là bắt buộc